Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Writing Task 1 - Bar Chart - Tổng quát chung

Biểu đồ dạng cột (Bar chart) : thường hay sử dụng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng. Trục tung thường là số liệu, trục hoành là mốc (có thể là năm, tháng..)

Các loại Bar Chart


Có 2 kiểu bar chart:

  • Có sự thay đổi theo thời gian (phải mô tả xu hướng, sự tăng lên, giảm xuống)
  • Không có sự thay đổi thời gian (chỉ so sánh các items)

Cấu trúc bài viết


Giống như Line Graph cũng bao gồm 4 đoạn
  • Mở bài
  • Tổng quan
  • Thân bài 1
  • Thân bài 2

Format chung cho dạng bài bar chart

  •     A, B, C, D, E & F là các categories, ví dụ như các hoạt động khác nhau; các mặt hàng khác nhau
  •     X và Y là nhóm đối tượng so sánh, ví dụ như: nam và nữ, hai nhóm tuổi hoặc hai quốc gia
  •     Trong bài biểu đồ thực tế cho dạng bài này, số lượng categories có thể lên tới 10 và các nhân tố trong nhóm đối tượng so sánh có thể lên tới 4.


Nghiên cứu biểu đồ



Có 3 vấn đề cần nghiên cứu
  • Chủ đề: Thường là tiêu đề của biểu đồ
  • Các cột chính, cột con: Cột chính là các khối lớn (A, B, C....) bao gồm nhiều cột con (X, Y) nằm cạnh nhau
  • Đơn vị
  • Thời gian: Chú ý thời gian nếu được đề cập đến trong quá khứ thì dùng thì quá khứ

Phân tích tổng quan

Tương tự như line graph, đi tìm 2 đặc điểm chung của đối tượng
  • Cái nhìn chung: Tìm xem có đối tượng nào nổi bật (thương là cao nhất) ngay khi nhìn vào biểu đồ hay không
  • Điểm đặc biệt: Ví dụ như đối tượng ở các quốc gia khác thấp, nhưng ở riêng 1 quốc gia cụ thể lại cao

Cách phân tích bố cục 1


Nhìn vào trục tung rồi trục hoành, rút ra cột nào cao nhất, cao nhì hoặc thấp nhất. Hay nói cách khác xét 2 trục so sánh: so sánh giữa các categories như A, B, C… và so sánh giữa các nhóm đối tượng như X & Y…
  • Xét trục tung sẽ nhìn vào từng cột con (X hoặc Y) ở các khối khác nhau (A, B, C....) xem cột nào nào cao nhất, cao nhì hoặc thấp nhất. 
  • Xét trục hoành sẽ nhìn vào cả khối chính (A, B, C....). Việc nhìn từng khối sẽ khó so sánh được cao nhất cao nhì => xét các kiểu trạng giống nhau chẳng hạn như độ cao nhất nhì ba của các cột con trong các khối đó tương đồng nhau.
Dựa vào cách xét trục tung hoặc trục hoành để chia bố cục 2 đoạn. Lưu ý, nội dung 2 đoạn phải liên quan đến nhau, thường là tương phản. VD
  • Nếu so sánh nhóm đối tượng: Đoạn 1 sẽ về X, đoạn 2 sẽ về Y. Nếu nhiều hơn 2 đối tượng thì nhóm các đối tượng tương đồng với nhau như cao nhất + cao nhì và thấp nhất.
  • Nếu so sánh category (A, B, ...): Chia ra 2 nhóm category có kiểu trạng tương tự nhau.
Trong mỗi đoạn thân bài liệt kê các chi tiết trong mỗi phần nội dung. Sắp xếp chúng theo trình tự từ cao đến thấp

Cách phân tích bố cục 2


  • Trong một bài biểu đồ dạng này sẽ có 2 trục so sánh: so sánh giữa các categories như A, B, C… và so sánh giữa các nhóm đối tượng như X & Y…
  • Cần lưu ý rằng mỗi trục so sánh sẽ đóng vai trò khác nhau trong bài viết: So sánh giữa X & Y luôn là trục so sánh chính (phần so sánh này được sử dụng làm căn cứ để nhóm thông tin trong bài, ví dụ như việc chia khổ thân bài ra làm 3 đoạn với các categories có X lớn hơn Y, X nhỏ hơn Y và X bằng Y). Khi người viết đưa ra số liệu của X làm ví dụ, thường đi kèm sẽ là số liệu của Y hoặc một phép so sánh tương ứng giá trị của X và giá trị của Y.
  • So sánh giữa các categories như A, B, C… sẽ được sử dụng làm thứ tự report thông tin trong bài viết, trong đó category có chứa giá trị lớn nhất sẽ được report đầu tiên, sau đó đến giá trị lớn thứ hai,….đến giá trị nhỏ nhất. Lưu ý: Các catagories có giá trị tương đối giống nhau sẽ được nhóm chung khi mô tả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét